Làm sao để duy trì sữa mẹ bằng máy hút sữa?

Làm sao để duy trì sữa mẹ bằng cách vắt sữa bằng máy? Mình là một người mẹ nuôi con bằng cách vắt sữa cho ăn bình hoàn toàn và dưới đây là lịch hút sữa dành cho Bảo Ngọc nhà mình qua hơn 13 tháng như sau:

Tháng thứ nhất: Số lần vắt 11-12 lần/ ngày 24h. 2h/ lần. Vắt cả đêm. Chỉ ăn rồi đi vắt sữa và chăm con. Ngày thứ 3 sau sinh mẹ mới vắt được 152ml sữa. Tổng con ăn là 402ml…..Ngày thứ 8 con mới được ăn sữa mẹ hoàn toàn. Mẹ chọn biện pháp vắt hoàn toàn cho con ăn. Lúc này con đã ăn được hơn 600ml sữa rồi. Cứ thế tới cuối tháng con đã ăn được hơn 700ml sữa mẹ mỗi ngày. Mẹ vắt được từ 1.1l-1.2l/ ngày. Chị Minh Châu đã được uống sữa mẹ từ tháng này. Tháng đầu con tăng được 1.55kg là 4.65kg-D:57cm. (NB:3.1kg, D: Không xác định).

Tháng thứ 2: Số lần vắt giảm còn 10 cữ, 9 cữ, 8 cữ tùy buổi. Có vắt đêm. Sản lượng sữa tăng từ từ lên 1.2l, 1.3l. 1.4l, . 1.5l. Bảo Ngọc bú khoảng 800ml/ ngày. Số còn lại Minh Châu uống nốt. Tròn 2 tháng Bảo Ngọc Nặng 6kg, Dài 62cm.

Tháng thứ 3: Số lần vắt: 8 Cữ. Bỏ cữ đêm. Sản lượng giữ mức 1.4l-1.5l. Bảo Ngọc bú khoảng 800ml/ngày. Còn lại Minh Châu uống.  Tròn 3 tháng Bảo Ngọc nặng 6.8kg. Dài 64cm. Giai đoạn này giờ giấc ăn ngủ của con bị đảo lộn nên tăng cân không tốt. Ngủ muộn.

Tháng thứ 4: Tiếp theo tháng thứ 4 con chưa điều chỉnh lại được giờ giấc. Ăn uống, ngủ không tốt. Mẹ vắt giảm xuống còn 6 cữ/ ngày. Bảo Ngọc tròn 4 tháng: Nặng 7.2kg, Dài: 65cm.

Tháng thứ 5: Sản lượng giảm còn 1.3l-1.4l. Sản lượng sữa giảm do Tết bận bịu xoay vần, bác Doanh về ăn tết. Lịch vắt không ổn định và đều đặn. Có hôm vắt 4 cữ, hôm 5 cữ. Tăng lên 6 cữ, 7 cữ sữa lại tăng lên 1.4l-1.5l. Tháng này con nặng 7.9kg, dài: 65.5cm.

Tháng thứ 6: Lịch hút của mẹ: 5, 6 cữ/ ngày. Sản lượng: 1.2l-1.3l. Tháng này con bệnh mất một tuần vì lây chị nhưng không phải dùng kháng sinh. Tròn 6 tháng con nặng 8.5kg, Dài: 68cm.

Tháng thứ 7: Lịch hút vẫn duy trì 5,6 cữ. Có nhiều hôm bỏ cữ, vắt không đủ thời gian. Sữa ở trong khoảng 1.2l-1.25l. Bạn Bảo Ngọc tròn 7 tháng nặng 9.3kg. Dài: 72 cm.

Tháng thứ 8: Bắt đầu lơ là việc hút sữa. Lịch hút 4, 5 cữ/ ngày. Cữ sớm: 7am. Cữ khuya: 11pm. Sản lượng: 1.1l-1.2l. Bạn Bảo Ngọc tháng này bệnh nên bị sụt kg. Chiều dài không đổi. Cân nặng: 9.25kg. Dài: 72cm.

Tháng thứ 9: Duy trì 4 cứ hút/  ngày. 7am, 1pm, 7pm, 11:30pm. Sản lượng:1.1l/ ngày. Ăn uống bình thường. Bảo Ngọc tròn 9 tháng. Cân nặng: 9.65kg (tăng 3  lạng), Dài: 75cm. Con không ăn dặm mấy. Ngày 2 bữa. Mỗi bữa nửa chén con nước mắm cháo. Sữa mẹ 700-800ml. Vậy ai bảo bú sữa mẹ không tăng cân là không đúng. Tuy nhiên từ khi ốm dậy người con không được cứng chắc như trước nữa. Con cũng đứng chựng được vài dây thôi. Mẹ hơi buồn một chút. Nghe bác sĩ tư vấn bác bảo có bé 3, 4 tuổi vẫn thích bú sữa mà không thích ăn.  Chả nhẽ con muốn mẹ vs tới năm 18 tuổi thật sao. Hehe. Con biết vẫy tay “bye bye”. Cho con vào xe tập đi con lượn quanh nhà. Dạo này con cũng luyện giọng suốt thôi. “A bà”, “A mạ”,”pà”,… Con thích ăn canh, đã thử ăn vài hạt cơm,khoai sọ, chuối cả quả, cá,cơm,… Nhà mình có gì cho con ăn nấy. Con ngoan lắm mỗi ăn là hư thôi.

Từ tháng thứ 10 chị Minh Châu ốm – bị viêm phổi phải đi bệnh viện. Con cũng bị lây và ốm khá nặng, sốt cao suốt mấy ngày. Mẹ ốm và vào chăm chị Minh Châu trong bệnh viện. Mẹ sản lượng giảm từ 1.1l – 600ml sau 1 tháng Minh Châu bệnh, bố bệnh, mẹ tắc sữa nặng điều trị mất 2 ngày. Mẹ không còn đủ sữa cho Minh Châu uống nữa. Duy trì được sữa cho tới hôm nay cũng là một nỗ lực quá lớn lao. Suốt những ngày tháng ở viện và về nhà, công việc cuốn lấy, thời gian dành cho các mẹ nhiều nên càng lơ là việc hút sữa hơn. Mẹ giảm 3 cữ/ ngày. Duy trì trong khoảng 500ml/ ngày tới nay Bảo Ngọc tròn 13 tháng. Bảo Ngọc thỉnh thoảng phải dặm thêm sữa ngoài nữa, mẹ cho con uống cả sữa TH nữa. Mỗi khi dặm sữa ngoài mẹ và bác phải lừa cho thật lạnh mới cho con uống được. Cân nặng con giảm nhiều qua vài đợt lây chị Minh Châu ốm không lớn được. Con ăn ít nên càng khó lại sức hơn.

Con biết nói tương đối, hiểu khá nhiều, quấn bố, mẹ và bác. Lúc ốm đau con càng dính mẹ hơn. Mẹ chưa đo cho con nữa nhưng 13 tháng giờ con còn 9.6kg. Con mới bị sụt nửa kg do trận ốm 10 ngày vừa rồi. Từ tháng 8 tới tháng 13 là cả sự thụt lùi con yêu

Mẹ trách nhiệm đầu tàu nên cố gắng noi gương cho các mẹ. Các mẹ có thể đọc mỗi tháng để biết lịch hút, số ml và nguyên tắc giãn cữ của mình để duy trì sữa mẹ nhé các mẹ.

Kinh nghiệm kích sữa, hút sữa nuôi con bằng sữa mẹ

Vài kinh nghiệm nho nhỏ muốn chia sẻ với các mẹ có ý định nuôi con bằng sữa mẹ

Mình đã có dự định viết bài về vấn đề này từ lâu nhưng cứ chần trừ mãi tới tận hôm nay khi nhận được tin nhắn của các bạn gái mình xin chia sẻ chút kinh nghiệm mọn mà mình đúc rút được với các bạn gái đã, đang và sẽ sinh con, dự định nuôi con bằng sữa mẹ. Sở dĩ mình nói đã vì có thể có mẹ sinh tiếp tập 2 mà chưa có nhiều kinh nghiệm cho tập đầu như mình chẳng hạn.
Vâng, sữa mẹ luôn là lựa chọn “tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”, không gì có thể thay thế được sữa mẹ, câu này ta nghe hoài phải không các mẹ? Sữa mẹ giúp trẻ thông minh, phát triển tốt, khỏe mạnh, tránh bệnh vặt, tránh béo phì,..Tuy nhiên không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm, kiến thức cũng như sự kiên trì để gọi sữa về và duy trì nguồn sữa cho con bú. Hơn nữa trên các phương tiện thông tin đại chúng ngày nay các hãng sữa bò, sữa dê quảng cáo quá rầm rộ làm cho số lượng bà mẹ Việt Nam mình cho con bú ngày càng giảm. Nhưng các mẹ có biết không, vấn đề sữa giả, sữa kém chất lượng,thực phẩm bổ sung núp dưới danh sữa cũng khiến cho các bà mẹ băn khoăn, lo lắng rất nhiều.
Rất nhiều bài báo nếu các mẹ tìm đọc thì hầu hết các bà mẹ đều có thể nuôi con bằng sữa mẹ, có đủ sữa cho con bú kể cả các bà mẹ ăn chay. Ngoại trừ một vài trường hợp bà mẹ không thể cho con bú mà thôi.
Vậy làm sao để có sữa mẹ?
1. Giai đoạn mang thai:
• Có rất nhiều bài báo viết về vấn đề này mà các mẹ có thể goole search là ra liền, mình không đi chuyên sâu vào vấn đề này nhiều. Tuy nhiên để mẹ khỏe mạnh, có nguồn sữa tốt thì ngay từ khi mang bầu các mẹ nên ăn uống đầy đủ, uống sữa bầu nếu có thể, uống sữa tươi, sữa đậu nành các loại,.. uống canxi, viên bổ vi lượng như Obimin chẳng hạn.
• Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ hàng ngày dưới vòi sen, dùng khăn bông lau hết những mày trắng (cặn dơ) ở đầu vú.
• Tránh tối đa bệnh khi mang thai cũng như cho con bú vì khi bạn uống thuốc sẽ làm ảnh hưởng tới nguồn sữa trong tương lai của bạn. (Đứa đầu mình bị ho và phải uống thuốc ho lúc gần sinh cũng làm ngực mình giảm sự căng cứng, sữa cũng ít đi).

2. Giai đoạn cho con bú:
• Gần tới ngày sinh các bạn có thể massage nhẹ nhàng bầu ngực dưới vòi sen nước ấm, vẫn luôn vệ sinh ngực sạch sẽ.
• Cho con bú càng sớm càng tốt sau sinh (thông thường được khuyên là cho con bú nửa tiếng sau sinh), mình không rõ với các mẹ sinh mổ đã ăn uống gì được chưa nhưng với các mẹ sinh thường như mình thì sau khi bạn được chuyển từ phòng sinh ra phòng hậu sản bạn hãy nhờ người nhà pha liền sữa nóng (sữa bầu hoặc sữa đặc) uống để lấy sức, năng lượng cũng như khơi thông tuyến sữa đồng thời vân vê đầu ti và cho bé bú liền, nếu không cho bé bú liền được thì hãy vân vê đầu ti để kích thích sữa về.
• Khi được về phòng rồi, thường thì bác sĩ, nữ hộ sinh sẽ hướng dẫn bạn cho con bú mẹ, hoặc trong phòng có thể treo tờ hướng dẫn nuôi con bằng sữa mẹ, các bạn hãy đọc kỹ và làm theo từng bước cho bé bú mẹ hoặc vắt sữa ra ngoài cho bé bú. Phòng bệnh viện nơi mình sinh có tờ hướng dẫn đó. Một lưu ý nho nhỏ là khi mới sinh cơ thể hàn, dễ bị lạnh xâm nhập, các bạn cố gắng tránh xa cái điều hòa càng xa càng tốt vì máy lạnh có thể làm ngực bạn cương sữa cứng như đá mà sữa không ra được để cho bé bú. Rất nhiều bà mẹ gặp trường hợp này trong những ngày đầu sau sinh trong đó có mình. Khi gặp trường hợp như vậy các bạn có thể chọn những giải pháp dân gian cũng như hiện đại để giải quyết vấn đề này. Lấy khăn tẩm nước nóng massage ngực, vuốt ngực từ trong ra ngoài đầu ti, hoặc lấy lược chải ra, lấy cơm ruợu xoa lên ngực, lấy lá bắp cải nhúng nước nóng đắp lên ngực,… đồng thời phải chịu khó cho bé bú hoặc dùng tay hoặc máy vắt sữa vắt ra. Lúc này vắt sữa bạn sẽ vô cùng đau đớn nhưng phải ráng chịu đựng vì các con thân yêu thôi. Nếu đau quá không chịu được hãy hỏi các bác sĩ, nữ hộ lý để có lời khuyên, sự trợ giúp tốt nhất dành cho bạn. Nếu ngực bạn cương cứng đến mức nổi hạch nghĩa là bạn đang bị vắt sữa tốt nhất hãy liên hệ một bác sĩ chuyên nghiệp chuyên trị vấn đề tắc sữa giúp bạn.
• Ăn uống các món lợi sữa như cháo móng giò, chân dê, chân chó, thịt gà, thịt heo, cá chép, ăn nhiều thì là và rau mùi trong tháng đầu tiên giúp mẹ thơm sữa và cải thiện lượng sữa cho mẹ, ăn các món giúp sữa mẹ chất lượng. Uống nhiều nước, sữa nhất có thể. Nên uống khoảng 3 lít/ ngày trở lên trong giai đoạn này. Nên uống nước ấm, có thể uống trà vằng, đinh lăng,…
• Vẫn duy trì các viên bổ vi lượng và canxi như Obimin (Obimin plus).
• Ngủ nhiều nhất có thể. Tranh thủ ngủ khi bé ngủ, cố gắng tránh hoạt động nhiều trong tháng đầu vì cơ thể mẹ chưa lại sức, nhờ sự hỗ trợ của gia đình trong việc làm việc nhà, nấu nướng, giặt giũ, chăm bé,…
• Cho bú hoặc vắt sữa nhiều nhất có thể.
• Không nên xông hơ vì cơ thể mẹ mới đẻ rất yếu ớt, khi xông sẽ làm lỗ chân lông giãn nở ra gặp không khí lạnh, gió lạnh dễ bi trúng gió. Nếu có xông thì chọn thời điểm thích hợp khi cơ thể khỏe mạnh, xông nhanh, lau mình nhanh và dùng máy sấy sấy khô tòan thân. Nên giữ ấm cơ thể trong giai đoạn này vì cơ thể mẹ chưa phục hồi.
Ăn, uống, ngủ nghỉ, cho con bú như một vòng tròn khép kín.Nên chọn cho bé ti mẹ hay ti bình bằng sữa mẹ vắt ra?
Tùy theo khả năng, điều kiện của từng mẹ mà mình chọn cho bé ti mẹ trực tiếp hoặc ti bình bằng sữa mẹ vắt ra.
1. Chọn cho con bú mẹ trực tiếp:
Ưu điểm: Bé bú mẹ trực tiếp là tốt nhất, bé sẽ được uống trọn những giọt sữa tinh túy, nóng ấm nhất từ cơ thể mẹ. Ti mẹ trực tiếp là sự gắn kết yêu thương tuyệt vời nhất. Cảm giác ti mẹ, mẹ cho ti thật đẹp, thật thiêng liêng. Sữa mẹ lúc này là vô trùng tuyệt đối. Bạn nên vắt bỏ đi một vài giọt sữa đầu rồi hãy cho bé ti, cho bé ti cạn bầu bên này rồi hãy chuyển sang bên kia, cho bé ti nhiều lần trong ngày, đêm theo nhu cầu của bé. Thông thường bé ti bạn khoảng 10p là bé đã no rồi, bạn nên cho bé ti thêm để cơ thể nhận lệnh tạo sữa hoặc ti tới khi bé thỏa mãn. Tuy nhiên không cho bé ti lâu (bé ngậm chơi) vì đầu ti mẹ sẽ bị đau dễ dẫn đến viêm vú hoặc bé nuốt phải nhiều không khí gây đầy bụng.
Nhược điểm: Bạn sẽ không cân đong đo đếm được lượng sữa cụ thể như bé ti bình. Nếu bạn có đi đâu ra ngoài thì hãy chuẩn bị tinh thần không ngại ngần vạch áo cho con bú bất cứ chỗ nào. Nếu bạn để bé ở nhà thì phải nhờ người nhà xúc thìa sữa mẹ vắt ra hoặc sữa công thức. Cơ chế ngậm bắt vú mẹ và và bú bình khác nhau. Khi bú mẹ miệng bé mở rộng ôm trọn quầng vú mẹ, bé phải làm việc cật lực để ép tia sữa giúp tiết sữa ra. Nếu bạn ở nhà chăm bé được thì hãy cho con bú sữa mẹ là tốt nhất. Khi cho bú mẹ thì không nên cố gắng vừa cho con bú mẹ vừa tập cho ti bình. Hãy cho con bú nhiều và lâu nhất có thể. Nếu bạn phải đi làm thì sau 4 tới 6 tháng nghỉ thai sản bạn sẽ phải quay trở lại công sở. Trước khi quay lại công sở nửa tới 1 tháng mẹ tập cho bé ti bình cũng không muộn. Bạn đừng cố gắng luyện bé bú bình nếu bé ti mẹ trong giai đoạn thai sản. Đa số các bé chỉ chọn một trong hai, hoặc ti mẹ, hoặc bú bình. Chỉ có vài bé mới bú được cả mẹ và bình. Mà với bú bình việc tiết sữa rất dễ dàng, bé ko phải nhọc công như bú mẹ. Khi bú như vậy chuyển sang mẹ bé bú nhơi nhơi. Không làm việc cật lực dẫn đến bé ko nhận đủ lượng sữa cần thiết còn mẹ lâu dần sẽ giảm lượng sữa dẫn đến mất sữa. Khi bạn đã quyết định tập ti bình cho con thì có thể bạn sẽ phải hi sinh việc cho con bú, có thể bạn sẽ thành công hoặc không thành công trong việc cho con ti bình bởi vì bạn không thể chịu đựng được tiếng khóc của con khi con khóc đói, đòi ăn thế là bạn lại vạch áo lên và cho con ti và việc luyện cho con bú bình lại đi tong. Bạn có thể nhờ người nhà, bố bé, ông bà, người trông trẻ cho bé ti bình, bạn hay đi đâu đó trong vài tiếng. Nếu bạn luyện cho bé ti bình bé sẽ ngửi thây hơi mẹ và không chịu ti bình thế là bé sẽ khóc nhặng lên và trái tim bạn không đủ kiên nhẫn để tập cho bé ti bình nữa. Ngoài ra nếu bạn muốn cho bé ti mẹ mãi thì chỉ có cách xúc thìa cho bé khi bạn quay trở lại công sở mà thôi. Bạn hãy nhờ người nhà cho bé ăn khi bạn đi vắng và sắp xếp thời gian tranh thủ về với bé nhiều nhất có thể và cố gắng cho bé ti suốt đêm nếu được. Tuy nhiên có nhiều bé quen ngủ cả đêm từ tháng thứ 2, tháng thứ 3 thì sẽ khó để bé bú mẹ được cả đêm và khi bé giảm bú mẹ đồng thời sữa mẹ sẽ giảm theo.

2. Chọn cho bé bú sữa mẹ bằng bình sữa mẹ vắt ra:
Ưu điểm: Bạn cân, đong đo đếm được lượng sữa mẹ mà con ăn được. Chủ động sắp xếp, quản lý được thời gian, công việc của mình. Bạn có thể mang bé và mang sữa theo hoặc để sữa ở trong tủ lạnh để người nhà hâm lên cho bé ti bằng bình. Ai trong nhà bạn cũng có thể giúp bạn cho bé bú. Không phải cai sữa cho con.
Nhược điểm: Sữa mẹ kém tươi hơn khi vắt ra, phải vệ sinh tay, dụng cụ vắt thật sạch sẽ. Cách rách, mất thời gian,.. Con sẽ xấu hổ quay mặt đi khi nhìn thấy ti mẹ đấy và bé chẳng bú đâu. Minh Châu nhà mình đã biết xấu hổ quay mặt đi rồi đấy. Bảo Ngọc thì bây giờ không biết ti mẹ là cái gì nữa.
Cho bú bình bằng sữa mẹ vắt ra là phương án tối ưu cho các mẹ phải đi làm. Mẹ vắt đều đặn nhiều lần (11, 12 lần) trong tháng đầu không kể thời gian ngắn dài, bạn vắt cho đến khi nào bạn cảm thấy đau thì dừng. Thông thường thời gian đầu bạn chỉ cần vắt 5p tới 15p mỗi bên thôi, lâu hơn mình tin bạn sẽ không chịu nổi vì đau vì thời gian đầu sữa mẹ chưa về nhiều đúng theo nhu cầu cơ thể của mẹ. Vài ngày đầu sau sinh có thể bạn sẽ vắt được rất ít sữa mỗi bên (5ml, 10ml, 15ml, 20ml,…). Đừng nản, hãy kiên trì vắt bởi vì thời gian này nhu cầu của em bé rất ít. Gom gió sẽ thành bão, những ngày đầu tiên trong viện mình vắt được có như vậy thôi. Mình cũng chịu sự gièm pha của nhiều người nhưng mình có niềm tin sắt đá rằng lần này mình sẽ nuôi con được bằng sữa mẹ. Những ngày đầu tiên mình cũng không đi lại nhiều, bé chỉ có ăn và ăn, mình vắt điên cuồng, tắc sữa, ngực căng, sữa tiết ít nhưng mình vẫn kiên nhẫn. Gom mãi mình với vắt được 180ml, 200ml. Rồi mình bị stress vị tắc sữa nữa, làm đủ trò, chườm khăn nóng, đắp lá bắp cải,.. nhưng vẫn quyết tâm vắt bằng máy còn bé thì vừa bú sữa mẹ vắt ra, vừa bú sữa ngoài vì mình không đủ can đảm để bé đói. Qua ngày thứ 3 thì mình giảm tắc sữa, ngực bớt cứng như đá, ngực mềm hơn nghĩa là sữa có thể tiết ra được. Cứ như thế đến khi xuất viện về nhà đều đặn vắt sữa của mình tăng lên dần tới 300ml, 400ml, 500ml.. 800ml tới 900ml trong tháng đầu tiên. Cảm giác có sữa thật thích, thật hạnh phúc vô cùng. Mình vẫn kiên trì ngày đêm vắt sữa như thế trong tháng đầu tiên. Rồi sang tháng thứ 2 mình giảm xuống 10 cữ vắt/ ngày vì quỹ thời gian eo hẹp. Lúc này mình đã vắt được lên 1.1l rồi. Con lúc này còn nhỏ bú chẳng hết được, bé lớn cũng được hưởng của em. Dần dần khi bạn đạt được đến lượng sữa mong muốn bạn có thể giảm cữ vắt ở những tháng sau (tối thiểu là 4 cữ) khi con đã tập ăn dặm. Mình không ngờ càng vắt sữa càng tăng lên nhiều như vậy, kịch kim đã đạt được 1.65l/ ngày. Điều mà mình có nằm mơ cũng không thấy ở đứa đầu. Đứa đầu mình cũng rơi vào tình trạng đại đa số các mẹ gặp phải và than rằng mình không có sữa hoặc không có đủ sữa cho con bú. Bé đầu nhà mình ngay từ trong viện đã ti sữa công thức mà chê ti mẹ, mình cũng sắm máy vắt sữa một bên nhưng do không có kiến thức gọi sữa về, vắt sữa đều đặn nên bao nhiêu món ăn lợi sữa cứ tích vào cơ thể mẹ hết. Tháng đầu sữa chảy ướt áo nhưng vắt ra được vài giọt lại nghĩ mình ít sữa. Ai đến cũng hỏi thăm bé bú mẹ hay bú sữa công thức. Trả lời sữa công thức mà buồn ghê. Rồi vì thế mà lỡ có Bảo Ngọc luôn mặc dù chưa thấy đèn đỏ gì cả. Thế là đứa sau mẹ cháu đi ngâm cứu mấy vụ sữa mẹ. Cũng phải cảm ơn mẹ Mèo Bầu ở trên WTT rất nhiều vì đã chia sẻ kinh nghiệm quý báu cùng một số mẹ khác. Ngay tháng cuối trước khi sinh mẹ cháu đã liên hệ thuê máy vắt sữa và dự định mua nếu nhiều sữa cho con. Mình quyết định chọn máy vs 2 bên vì giúp tiết kiệm thời gian vắt, nhàn hơn, không phải cầm máy khi vắt, giúp bạn không bị lệch ngực như máy vắt một bên. Có rất nhiều thương hiệu để bạn lựa chọn nhưng mình chọn Medela cụ thể là Medela Pump in style advance plus. Mình không có ý quảng cáo cho hãng này nhưng cho tới nay mình vẫn dùng ngon mà chưa gặp bất kỳ sự cố nào. Máy này còn có thể sử dụng pin tiểu phòng khi mất điện hoặc đi làm nơi không có ổ cắm. Nếu bạn đi làm thì nên kiếm thêm đá khô để trữ sữa mang từ chỗ làm về nhà.
Sữa mẹ vắt ra thì mình check trên mạng tùy theo từng người tư vấn nha:
2 – 6 tiếng ở nhiệt độ phòng 26oC
1-3 ngày trong ngăn mát tủ lạnh 4 – 8 oC
1 – 3 tháng trên ngăn đá
3- 6 tháng đối với tủ đông.
Trữ sữa bằng bình sữa có nắp đây, bình thủy tinh hoặc túi chữ sữa của Medela, Lasinoh,…
Vệ sinh máy vắt sữa: Tráng sạch bằng nước máy, rửa bằng nước rửa chén hoặc rửa bình, tráng lại bằng nước sạch sau đó tráng hoặc luộc nước sôi. Lưu ý không dùng chổi cọ khi rửa cái màng trắng vì dễ rách. (Mua lại khó và đắt, khoảng 40,000 VND/ cái). Vẩy kỹ, để ráo rồi cho vào túi Zip Lock cất trong ngăn mát tủ lạnh là đảm bảo nhất khi nào vắt thì lấy ra hoặc chụp nilon lại để nhiệt độ phòng khi cần dùng.
Ngoài ra để nhận biết sữa mẹ có chất lượng không bạn hãy xem sữa của bạn có đóng váng béo nhiều không khi để trong ngăn mát tủ lạnh? Sữa càng có váng béo và vàng chứng tỏ độ đạm cao, phần này giúp bé tăng cân mạnh, phần sữa trong giúp bé tăng đề kháng mà sữa công thức không thể có được. Nếu sau một thời gian mẹ ăn uống không đủ chất, mẹ đi làm thì sữa mẹ sẽ giảm chất đi đấy. Sữa buổi sáng sẽ nhiều sữa trong vì sau một đêm thức dậy mẹ sẽ nhiều sữa hơn. Tốt nhất trước khi đi ngủ mẹ nên uống 1 ly sữa công thức sữa mẹ sẽ bớt trong vào buổi sáng. Nếu sữa mẹ nhiều thì bỏ bớt phần trong đi nhé. Bảo Ngọc nhà mình tháng 3, tháng 4 không tăng kg mấy do một số lý do như bị chị Minh Châu phá quấy dẫn đến sinh hoạt đảo lộn, ngủ ngày ăn đêm, ăn chậm, bữa nối bữa, mẹ buổi sáng vắt được nhiều hòa lần trong và béo để con bú tới trưa luôn. Cách để cải thiện nếu sữa mẹ trong nhiều: Mẹ lại tăng cường ăn những món có chất cho sữa có chất, mẹ uống sữa bầu, vẫn duy trì uống viên bổ vi lượng và canxi, nên bổ sung cho bé canxi-D cho các bé bú mẹ hoặc tắm nắng thường xuyên. Theo dõi cân nặng thường xuyên trong 6 tháng đầu đời để kịp thời điều chỉnh khi chăm con. Bạn có thể pha một muỗng sữa công thức với một ít nước rồi hòa lẫn với sữa mẹ hoặc bỏ một muỗng sữa công thức trực tiếp vào bình cho bé bú. Có một số bài báo nói là sai lầm khi mix như vậy nhưng đó lại là kinh nghiệm của các mẹ và thậm chí bác sĩ ở Trung Tâm Dinh Dưỡng cũng khuyên bạn như vậy khi con bạn không lên kg dó sữa mẹ giảm chất béo do mẹ ăn uống kém, làm việc nhiều, căng thẳng,.. Đây là bước đệm nếu bạn muốn con bạn bụ hơn một chút con không muốn con doi doi người cũng không sao cả.Tốt nhất nên cho bé dùng sữa mẹ hoàn tòan trong 6 tháng đầu đời.
Mình đợt Tết vừa rồi cũng phải giảm cữ nhiều, vắt được có 4, 5 lần ngày và con mình tại thời điểm đó được tròn 4 tháng thì sữa mình giảm từ 1.4l/ ngày với 6 cữ vắt còn 1.2l – 1.35l/ ngày. Nói chung như thế bé cũng bú thoải mái rồi vì con mình bú ít. Với một bé phàm ăn thì trong đời bé bú sữa thì chỉ có thể bú nhiều tới 1.4l mà thôi. Rồi tới giai đoạn ăn dặm bé sẽ giảm dần sữa xuống.
Ngoài ra để bé tăng trưởng tốt nhất có thể thì bạn phải đáp ứng được đúng 150ml sữa/ 1kg cân nặng của con.
Vd: Con mình nặng 7.5 kg x 150ml = 1125ml/ ngày.
Tuy nhiên bé nhà mình chỉ bú từ 800ml – 900ml/ ngày. Mình làm mọi cách ép bú, xúc thìa mà bé không bú nhiều hơn dẫn đến bé không tăng nhiều thì bạn có thể bỏ thêm sữa công thức vào cho bé và có thể điều chỉnh tăng dần để bé thích nghi từ từ tránh táo bón vì bé đang quen bú sữa mẹ rất dễ tiêu.
Tạm thời chia sẻ như vậy. Chúc các mẹ nuôi con bắng sữa mẹ thành công.
Về vấn đề vắt sữa: Sau khi đã vắt đạt đến lượng sữa mong muốn, các tuyến sữa đã thông thì bạn nên vắt trong khoảng 30p cho cả hai bên nhé. Trong vòng 10p – 15p đầu sữa sẽ tiết ra gần như là hết bầu ngực, trong những phút còn lại là để cơ thể nhận lệnh sản xuất sữa. Vì điều kiện chăm con nhỏ nên không phải lúc nào bạn cũng vắt được đủ thời gian trên và các cữ vắt cũng cách nhau đúng từng ấy thời gian. Tùy theo điều kiện chăm con nhỏ mà bạn hãy đi vắt sữa. Nếu cữ trước mới vắt được 10p thì phải chạy đi chăm con vì con khóc thì cữ sau bạn hãy vắt bù lại quãng thời gian đó. Nếu thấy đau thì ngừng tránh trường hợp nứt cổ gà. Nếu có nứt bạn có thể lấy sữa của bạn bôi lên hoặc mua kem trị nứt đầu ti. Các cữ vắt sau cố gắng đừng vắt lâu quá để vết nứt to lên gây đau đớn dẫn đến không vắt được và tắc sữa. Đi tắm nên massage ngực dưới vòi sen nước ấm để kích thích tuyến sữa. Nên vệ sinh ngực sạch sẽ trước và sau khi cho con bú/ vắt tránh viêm vú. Không mặc áo lót có gọng trong thời gian cho con bú nhằm tránh ảnh hưởng tới các tuyến sữa, việc sản xuất sữa. Và điều quan trọng nhất là tránh để bị căng thẳng, stress khi cho bú/ vắt sữa vì căng thẳng không những làm sữa giảm mà còn ảnh hưởng tới chất lượng sữa cho con bú. Khi thấy cơ thể mệt mỏi quá không nên vắt sữa, hãy tranh thủ nghỉ ngơi lấy lại sức đã rồi hãy tiến hành vs. Cảm thấy lượng sữa giảm thì hãy ăn lại những món lợi sữa một tg. Mình chỉ ăn các món lợi sữa trong vòng tháng đầu. Ra tháng mình ăn như bình thường. Tránh ăn sam sưa quá ảnh hưởng tới nguồn sữa mẹ cho con bú. Nếu các món ăn lợi sữa + sữa, nước, vắt sữa, ngủ nghỉ vẫn chưa tăng được lượng sữa cần thiết thì mới nghĩ đến thuốc lợi sữa vì những thuốc này ít nhiều cũng không tốt cho con bạn. Tùy mẹ sẽ hợp với loại thuốc lợi sữa nào, có loại thuốc lợi sữa nếu không duy trì thường xuyên sẽ làm giảm lượng sữa mẹ. Để lượng sữa tốt nhất nên ăn đủ cơm, xôi và các món ăn bổ dưỡng cho bà mẹ cho con bú. Nên massage ngực trước mỗi cữ vắt sữa hoặc cho con bú. Đối với máy vs, nếu máy có chế độ massage thì bật chế độ massage kích thích tuyến sữa. Nên uống nước nóng, sữa nóng trước mỗi cữ vắt sữa giúp lưu thông tuyến sữa.
Về vấn đề vệ sinh bình sữa, máy hút sữa:, ống, dây: Ngoài những việc vệ sinh bình như trên các bạn có thể mua túi khử trùng bình sữa. Mình có biết Medela có bán túi này. Túi này có thể sử dụng vài chục lần (không nhớ cụ thể số lần). Sau khi xúc rửa bình sạch sẽ, bạn bỏ bình sữa + 60ml nước vào túi, zip lock túi, bỏ vào lò vi sóng bật chế độ vi sóng full công suất trong vòng 3 phút. Lấy ra vắt ráo nước và cất đi.
Về việc hâm sữa cho con: Khi vắt sữa mình cứ lăn tăn về việc mua máy hâm sữa cho con, mình thấy cũng khá tốn kém mà không cần thiết lắm. Sữa để ngăn mát tủ lạnh bạn cho vào ly nước nóng hâm cho con, nước đầu nguội đổ đi hâm nước 2 là vừa đủ ấm. Không nên hâm sữa bằng lò vi sóng vì làm mất chất của sữa.
Về việc thanh trùng sữa: Có nhiều mẹ thanh trùng sữa cho con để cất lên ngăn đá. Mình cũng không thể kiểm chứng được sữa thanh trùng như vậy có làm mất chất không. Sữa vắt ra, bỏ vào nồi, bỏ lên bếp đun tới 80oC thì tắt bếp, rót vào túi trữ sữa làm lạnh nhanh rồi cất lên ngăn đá. Các mẹ làm cách này khi sữa mẹ bị hoi, không thơm hoặc cảm thấy quy trình vệ sinh bình và vắt sữa không đảm bảo. Tuy nhiên sau khi rã đông sữa mẹ chỉ nên hâm một lần, con uống không hết thì bỏ đi hoặc mẹ or bố bé xử lý nốt. Mình vẫn thường xuyên kiểm tra sữa mình xem chất lượng ra sao. Quả là sữa có đủ cả trong lẫn béo (phần sữa trắng đục) nhiều thì sữa ngon hơn hẳn. Mình may mắn có 2 bé trứng gà, trứng vịt nên hầu như mình không phải hâm sữa cho Bảo Ngọc còn chị Minh Châu được uống sữa hâm để trong ngăn mát tủ lạnh. Không lo vấn đề thừa ế sữa.
Về việc cất trữ sữa trong ngăn mát: Bạn nên để sữa ở bên trong cùng của ngăn mát vì nếu để sữa bên ngòai nhiệt độ không đảm bảo chóng hỏng sữa. Nên ngửi, nếm thử khi mang hâm cho con bú.
Về vấn đề bổ sung sữa ngoài cho con: Cũng như vấn đề tập ăn dặm, phải cho từ ít tới nhiều, từ loãng tới đặc. Có lẽ các mẹ hơi confuse vì mình viết chưa rõ ý lắm. Tốt nhất bạn nên cho bé bú riêng sữa mẹ, riêng sữa công thức. Vd: Con bạn bú 7 cữ/ ngày thì bạn nên cho bé thêm một bình sữa ngòai thôi. Tuy nhiên phai riêng theo đúng chỉ dẫn thường các bé sẽ chê sữa ngòai hoặc phản ứng không tốt với sữa ngòai như nôn, ói, táo bón, rối loạn tiêu hóa,.. Chính vì vậy cách bỏ chung sữa mẹ với sữa công thức nghe thì phản khoa học nhưng phân tích ra thì không phản khoa học tí nào cả vì bạn chỉ nên bổ sung 1 thìa vào một bình sữa khoảng 100ml sữa mẹ trở lên mà thôi. Lý do vì sữa mẹ cũng ngọt và đầy đủ chất rồi, nếu cho nhiều quá sữa sẽ đặc và ngọt quá gây táo bón cho bé. Bạn hay tăng dần số bổ sung sữa công thức vào sữa mẹ vào các cữ khác sau một số ngày sau khi xem phản ứng của trẻ cũng như output của trẻ có tốt không? Có bón không? Ngòai ra nếu bé bú không hết thì nên bỏ đi, không nên giữ lại. Tuy nhiên nếu bé bú sữa mẹ trong vòng 2 tiếng bạn có thể giữ lại, tráng núm, cất tủ lạnh, khi bé dậy cho bú nốt nếu thừa nhiều quá.

Thực đơn cho bà mẹ sau khi sinh

Canh:
1. Chân giò nấu đu đủ xanh;
2. canh thì là nấu thịt thăn băm nhỏ
3. Canh khoai tây + xương;
4. Canh bí xanh+sườn
5. Canh bí đỏ, đậu xanh +sườn
6. Canh rau ngót+thịt nạc
7. Canh đậu đỏ, hạt sen, mộc nhĩ+móng giò
8. Canh móng giò +lạc;
9. Canh hoa thiên lý + thịt nạc
10.Canh trứng: Đậu phụ 2 bìa, trứng gà 2 quả, một ít đường trắng, cho tất cả vào nấu thành canh để ăn vào sáng sớm khi đói, ngày ăn một lần và ăn thường xuyên. 11. Canh xương heo+ng ô+ nước cơm rượu(lợi sữa). Sau khi ăn nên uống nước gừng 12. Canh rau dền Rau Rau lang luộc, su su luộc, bầu luộc, mướp luộc, mướp xào thịt bò, đậu đũa luộc+hành, khoai lang luộc, rau dền luộc

Món mặn
1. Thịt nạc rim nghệ, gừng;
2. Gà ác tần thuốc bắc(ăn tối đa 2 con/ tuần, gần 2,3 lạng/con)
3. Gà rang nghệ, gừng;
4. Thịt lợn, bách hợp, đương quy: Bách hợp 30 g, đương quy 9 g, thịt lợn nạc 60 g, cho cả vào nấu chín. Cần ăn 5-7 ngày.
5. Đuôi bò hầm thuốc bắc;
6. Đậu phụ kho thịt;
7. Đậu phụ rán
8. tôm nõn rang thịt+gừng;
9. Cá diếc kho gừng;
10.Cá chép hấp thì là, hành

Cháo:
1. Cháo lươn, nước gừng: Lươn 150 g, nước gừng 10-20 ml, cho vào gạo tẻ nấu thành cháo ăn.
2. Cháo rau cải dầu: Dùng 100 g cải dầu nấu với gạo tẻ thành cháo ăn.
3. Cháo thịt, đậu xị, hành: Đậu xị 10 g, hành 10 g, cho vào đun lấy nước rồi cho thịt xay vào nấu cháo ăn. Cần ăn vài tuần, hoặc thay món cho dễ ăn.
4. Cháo chim bồ câu, hạnh nhân: Thịt bồ câu 100 g, hạnh nhân ngọt 100 g, cho vào nấu ăn.
5. Cháo móng giò
6. Cháo thịt nạc, tôm tươi: Gạo ngon 60g, tôm tươi 200g, thịt nạc 60g, gừng tươi, gia vị, nước đủ dùng. Thịt lợn nạc, tôm đã bóc vỏ băm hoặc giã nhỏ. Nấu nhừ gạo thành cháo, cháo chín cho các thứ trên vào nấu 15 phút. Khi ăn cho gừng, gia vị vào. Ăn liên tục trong vòng 5 ngày, mỗi ngày một bát. Món cháo có công dụng ích khí, bổ thận, thông sữa, dùng cho những sản phụ bị tắc sữa sau khi sinh.

Hoa quả
1. Chuối sứ (chín) hấp trong nồi cơm (đã sôi cạn nước), na, hồng xiêm, nho, nhãn , thanh long, bơ, mãng cầu

Nứơc uống: Nước – các loại nước: 8-9 cốc mỗi ngày hoặc hơn vì nước làm nên 87% lượng sữa
1. Nứơc gạo rang+ đậu đỏ;
2. Nước đậu đen
3. Chè vằng;
4. Chè cỏ;

Tráng miệng
1.Chè hạt sen, chè đỗ đen/đỗ xanh, chè ngô
2. Chè trứng, táo: Trứng gà tươi 2 quả, lạc nhân 100 g, đại táo 12 quả, đường đỏ 50 g. Luộc chín lạc, sau cho trứng gà và đường đỏ vào nấu cùng. Ăn cái uống nước canh. Mỗi ngày 1 lần, cần dùng liên tục 20 ngày.
3. Chè mè đen

Chú ý: thực đơn của sản phụ thiếu sữa nên trọng dụng các thực phẩm như chân giò lợn, thịt dê, cá diếc, cá chép, vừng đen, lạc, hạt bí ngô, xích tiểu đậu, củ niễng, rau diếp, đậu phụ, sữa đậu nành, mạch nha, nhau thai… và đặc biệt là móng giò lợn. Theo dinh dưỡng học cổ truyền, móng giò lợn, còn gọi là trư đề, trư cước, trư tứ túc… vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng thúc sữa, bổ huyết, thường dùng làm thức ăn cho sản phụ ít hoặc không có sữa.

Những thực phẩm cần kiêng kỵ là hạt tiêu, nhục quế, ớt, tỏi, đinh hương, rượu, trà đặc, cà phê, thuốc lá, mướp đắng, dưa hấu, cà chua,dưa chuột, chuối tiêu, thị, ốc, cua…
Với các mẹ sinh mổ và bị rạch TSM nên kiêng đồ nếp, rau muống, thịt gà đến khi lành vết khâu

Xem thêm: http://www.webtretho.com/forum/f95/nuoi-con-bang-sua-me-and-101-cach-lam-tang-luong-sua-1243298/index79.html
Nguồn: Webtretho.com

Cách kích sữa hiệu quả

Mẹ hãy luôn nhớ rằng, mất sữa thì rất nhanh, nhưng kích sữa lại thì mất thời gian (từ 1 tuần đến 1 tháng tuỳ mẹ), đòi hỏi mẹ cần phải kiên trì, quyết tâm cao độ để mang nguồn sữa quý giá về cho con. Trên thực tế, rất nhiều mẹ kích sữa thành công, nhưng không ít mẹ ko thành công. Tại sao?! Như đã nói, tâm lý, sự quyết tâm và kiên trì của mẹ là yếu tố mấu chốt giúp việc kích sữa thành công, mẹ nên chuẩn bị tinh thần chiến đấu bền bỉ, không được nóng vội sốt sắng, và kêu gọi sự giúp đỡ của mọi ng trong gia đình (như việc ăn uống bồi bổ, ngủ đủ và sắp xếp bố trí người trông bé cho để mẹ hút sữa). Hút thì ko mất nhiều thời gian nhưng vụ chuẩn bị, rửa phụ kiện, vệ sinh tiệt trùng sau mỗi lần hút khá là lích kích (nhiều mẹ kêu vụ này nhé, mình hút ngày 2-3 lần thôi vì con vẫn ti mẹ mà nhiều lúc cũng lười :-p). Thứ 2, chuẩn bị tâm lý nói ra nói vào của những người xung quanh . Rất nhiều người cả đời chưa hề nghe đến cái máy hút sữa, họ vẫn quan niệm là hút sữa ra làm gì, để trong ngực cho con ti chả tốt hơn?! Rồi nói đủ thứ, bla bla các kiểu. Nhưng mẹ hãy cứ tự tin mà nói rằng, mẹ biết me đang làm những điều tốt nhất cho con, mẹ biết chắc là như thế! Mẹ có điều kiện tiếp xúc với những cái tiên tiến hơn, mẹ sẽ bỏ ngoài tai những điều vớ vỉn kia . Nói chung, dù hoàn cảnh có xô đẩy thế nào , mẹ hãy nhìn vào mặt tích cực của vấn đề nhé, cố gắng để stress free, stress away…
Thế nhỉ, xong phần chuẩn bị về tâm lý, thì đến cách hút sữa. Mẹ nên hút 2-3h/ lần, ko nên để quá 3h. Trước khi hút nên uống cốc nước/ sữa nóng, massage bầu ngực bằng tay 1 tý rồi bật máy. Máy sẽ tự động massage, sau 2 phút chuyển san chế độ hút. Khi mẹ thấy sữa không xuống nữa thì lại điều chỉnh về chế độ massage, rồi lại chuyển sang hút… Cứ thế, massage chuyển sang hút và ngược lại, mỗi chế độ để tầm vài phút. Khi massage thấy ngực rần rần sữa về thì hút, khi hút cảm giác k ra sữa lại chuyển về massage.
Mỗi lần hút thì hút tầm 15-25 phút cho máy đôi (hút 2 bên cùng lúc), và 30p cho máy đơn (thay đổi 2 bên liên tục). Không nên hút quá 30p, ngồi lâu mẹ sẽ mỏi. Nguyên tắc là 3h hút 1 lần nhưng nếu mẹ mệt ko dậy đc vào ban đêm để hút thì có thể bỏ qua cữ đêm, đảm bảo sức khoẻ cho người mẹ cũng là yếu tố kích sữa thành công.
Với các mẹ vừa cho con bú vừa hút sữa, vẫn duy trì 2-3h hút 1 lần. Nếu con đòi ti trùng vào giờ hút sữa, cứ để cho con ti mẹ, sau đó dùng máy hút sữa vắt tiếp ra chỗ sữa còn dư, hút tầm 10-20p. Nếu vừa hút xong con đòi ăn thì mẹ có thể lấy sữa hút ra cho con ti bình/ bón thìa…
Lưu ý: trong quá trình kích sữa, dù sữa ko ra vẫn hút, để máy chạy không, thay đổi chế độ massage <=> hút như đã nói , sản lượng sữa sẽ tăng lên từ từ

Lá mít – Gọi sữa về sau sinh

Tham khảo: http://hn.eva.vn/ba-bau/la-mit-thuoc-tien-cho-me-sau-sinh-c85a157286.html

Nhờ lá mít mà mình có thừa sữa cho con tu ti suốt những tháng đầu sau sinh.

Đúng là cuối năm đến mùa sinh nở, điện thoại mình cứ kêu inh ỏi suốt ngày bởi những cuộc điện thoại của các cô bạn thân. Mình “theo chồng bỏ cuộc chơi” sớm hơn nhóm bạn nên kinh nghiệm về chuyện bầu bí, sinh nở cũng kha khá. Vừa hôm qua, cùng lúc có hai cô bạn gọi đến than phiền những lo lắng khi sắp đi đẻ. Đứa bạn kia vừa mới sinh mà đã cầm điện thoại buôn tứ tung với mình về chuyện sữa, bỉm cho con. Mình chợt nhớ lại những ngày đi đẻ năm ngoái. Phải công nhận sinh nở thật đáng sợ. Mà đâu chỉ riêng chuyện đi đẻ, vấn đề sữa sau sinh cho con mới thật đáng bận tâm.

Ngày đó, vì có ý định nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 1 năm đầu nên từ ngày mang bầu mình đã quyết tâm hy sinh vóc dáng, ăn uống thả ga để có nhiều sữa cho con. Thế nhưng nỗi lo lắng bắt đầu khi gần đến ngày sinh nở rồi mà sữa non của mình vẫn chẳng thấy đâu. 2 tuần trước sinh, mình đã phải nhờ anh xã đi mua sữa công thức cho con vì sợ đến lúc bé ra đời không có sữa cho con ti. Đem lo lắng này thắc mắc với mẹ, mẹ mình bảo: “Thông thường thì tháng cuối thai kỳ sẽ có sữa non nhưng không phải ai cũng thế. Con cứ yên tâm, nếu không có sữa mẹ sẽ có cách để kích cho sữa ra bằng được”. Nghe mẹ nói thế mình mừng lắm.

Thế rồi cũng đến ngày đi đẻ. Vì mình vỡ ối mà không có cơn đau nên đã được chỉ định mổ cấp cứu. Thật nhanh chóng, chỉ khoảng 1 giờ sau con yêu đã chào đời, ca sinh nở mẹ tròn con vuông khiến mình thấy chuyện đi đẻ thật nhẹ nhàng chứ không cực nhọc như mọi người vẫn kể. Thế nhưng nghe tiếng khóc của con mình mới chợt sực nhớ ra là vẫn chưa có sữa, mà đẻ mổ thế này thì biết bao giờ sữa mới về đây. Mình mổ đẻ lúc 1 giờ sáng thì 6 giờ được đưa về phòng chăm sóc sau sinh. Vừa nhìn thấy mẹ, mình đã hỏi ngay cách làm thế nào để sữa nhanh về. Nói thực là mình không muốn con bú sữa ngoài một chút nào. Mà nhất là trong vòng 24 giờ sau sinh, mình rất muốn con được bú sữa non nhiều dưỡng chất.

Mẹ bảo mình cứ từ từ, rồi bà lấy ra một cặp lồng nước lá gì đó và một chiếc lược. Mẹ đóng cửa phòng, bảo mình cởi áo và bà lấy lược nhúng vào nước đó chải đều trên bầu ngực mình. Mẹ bảo: “Đây là nước lá mít. Các cụ xưa dậy nếu đẻ con trai thì dùng 7 lá còn đẻ con gái thì dùng 9 lá mít cho vào nước đun sôi rồi dùng nước chải đều lên bầu ngực. Đẻ con trai thì chải 7 lần, đẻ con gái thì chải 9 lần. Cách này sẽ giúp sữa về ào ạt như nhựa mít.” Mình thì chẳng tin cách chữa mẹo này đâu nhưng sau đó, mình còn thấy mẹ dùng khăn xô giặt vào nước lá mình rồi lau đi lau lạu đầu ti cho mình. Mẹ nói thêm: “Nước lá mít sẽ giúp lấy đi các cặn bẩn bám lâu ngày trên đầu ti, giữa các đầu tia sữa, giúp thông tia sữa dễ dàng”.

Không chỉ chữa mẹo, lau đầu ti với nước lá mít, mẹ còn nấu riêng một ca nước lá mít non bảo mình uống thay nước hàng ngày. Dù không tin lắm nhưng phải công nhận cách làm của mẹ mình hiệu quả thật. Chỉ 6 giờ sau đó, sữa mình bắt đầu về. Ban đầu mình thấy ngực căng, dùng tay nặn thì thấy một vài giọt sữa non trong và hơi vàng. Mình vội cho con tu ti. Thấy con nín mạnh lắm, một lúc là lăn ra ngủ mình biết rằng sữa mình đã về nhiều hơn. Đến ngày thứ 2 sau sinh, mẹ vẫn tiếp tục nấu nước lá mít cho mình uống và rửa đầu ti.

Mặc dù đẻ mổ nhưng đến ngày thứ 2 là con mình đã bú không hết sữa rồi. Đúng là nước lá mít giúp tăng tiết sữa và thông mạch sữa hiệu quả thật. Mẹ nấu nước lá mít cho mình uống cả tháng sau sinh và nhờ lá mít mình có nhiều sữa cho con nên 1 tháng đầu con mình tăng tận 2,2kg đấy các mẹ ạ. Mình còn rất tự hào vì cả 3 tháng đầu mình luôn thừa sữa cho con bú vì mình chăm chỉ uống nước lá mít non mà.

Mình cũng đã chia sẻ bí kíp nhỏ này với các cô bạn thân. Hy vọng chút kinh nghiệm của mình sẽ giúp ích cho các mẹ. Chúc chị em có thật nhiều sữa để con thoải mái tu ti.

P/S: Cách nấu nước lá mít để uống: Lá mít non (200gam) rửa sạch hoặc ngâm qua nước muối rồi rửa sạch cho vào 1,5 lít nước, đun lấy khoảng 1 lít uống hàng ngày.

Cách nấu nước lá mít để rửa ngực và đầu ti: Mẹ lấy ngọn nhỏ mít, hoặc lá mít non đem rửa sạch và đun sôi. Đổ ra chậu đợi khi nước ấm thì dùng khăn xô vệ sinh ngực bằng nước đó. Nên vệ sinh trước khi cho con tu ti. Nước ấm sẽ giúp kích thích mạch sữa, giúp mẹ nhiều sữa và có dòng sữa thơm mát cho con yêu.

Những mẹo chăm con siêu dễ nhớ cho mẹ

Những hiện tượng như ngứa do côn trùng cắn, táo bón, cứt trâu hay có vết thâm tím trên cơ thế rất phổ biến ở bé. Hãy dành 2 phút để ghi nhớ những mẹo nhỏ sau đây!

Cháy nắng

Cháy nắng là những vùng da như bị bỏng, đỏ và đau rát. Nếu bé bị cháy nắng, sau khi tắm rửa và lau khô người cho con, có thể bôi kem lô hội hoặc gel calendula lên những vùng da bị bỏng rát đề làm dịu vết thương.

Chỗ thâm tím

Nên dùng thuốc mỡ cây kim sa (arnica ointment) cho vùng da bị thâm tím ở bé. Có thể trộn một giọt tinh dầu trà xanh với một giọt tinh dầu olive bôi vào chỗ bị côn trùng cắn cho bé.

Đau bụng

Những triệu chứng của đau bụng gây khó chịu và khiến bé quấy khóc nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày. Nếu bé đang bú mẹ, người mẹ nên tránh những thức ăn gây dị ứng phổ biến như trứng, hạt, cam, rượu, cafe, hành tỏi, dâu tây, súp lơ và những đồ ăn có tiền sử dị ứng. Nên massage bụng để giúp bé dễ chịu.

Cảm lạnh

Nếu bé bị nghẹt mũi, có thể cắt vài lát củ hành, bỏ vào một cái đĩa rồi đặt gần đầu giường của bé. Nếu bé bị chảy nước mũi, có thể bỏ một vài lát chanh vào trong nước tắm và để vài lát chanh lên một cái đĩa, gần đầu giường của bé.
Đau mắt

Sử dụng một túi bã trà (trà hoa cúc hoặc trà xanh) ấm chườm quanh mắt cho bé. Sử dụng riêng túi trà cho mỗi bên mắt.

Táo bón

Hãy tìm hiểu nguyên nhân gây táo bón ở bé để biết cách phòng tránh (thức ăn giai đoạn đầu ăn dặm là nguyên nhân phổ biến). Ngoài ra, nên kiểm tra xem việc pha sữa bình có đủ nước không; cho bé ăn nhiều thức ăn giàu xơ như quả lê, quả mơ, nước mận ép pha loãng… Bạn cũng nên massage bụng nhẹ nhàng cho bé với tinh dầu olive.

Cứt trâu

Dùng tinh dầu olive, massage nhẹ nhàng trên toàn bộ da đầu cho bé rồi để qua đêm (nên kê một chiếc khăn tắm dưới đầu của bé). Sau đó, gội lại với dầu gội đầu dành cho bé vào buổi sáng hôm sau và để cứt trâu tự rụng.

Hăm tã

Nên thay tã cho bé mỗi 2 tiếng đồng hồ một lần hoặc nhiều hơn, nếu cần. Với tã vải, cần giặt sạch và phơi khô. Dùng gel hoặc thuốc mỡ calendula (từ một loại hoa cúc) hoặc kem oxit kẽm để xoa dịu vết hăm. Nên tránh cam quýt, đồ ăn nhiều đường trong thực đơn của mẹ (với bé bú mẹ).

Mất ngủ

Mất ngủ thường không phổ biến cho đến khi bé bước vào tiểu học. Hãy cho bé uống sữa ấm (chứa nhiều tryptophan, có tác dụng an thần như trà hoa cúc). Ngoài ra, có thể nhỏ một vài giọt tinh dầu oải hương vào nước tắm của bé trước giờ đi ngủ.

Ngứa
Côn trùng đốt có thể gây ngứa nặng cho bé. Để làm dịu cơn ngứa, thử cho ít bột yến mạch (oatmeal) vào miếng vải muslin (thứ vải mỏng), cuộn tròn lại như quả bóng. Dùng quả bóng này chườm lên vết ngứa cho con.